Khi nước sạch trở nên khan hiếm thì con người đang phải đối mặt với các vấn đề như thiếu nước sử dụng, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, sử dụng nước ô nhiễm, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và nghiêm trọng hơn là đe dọa đến sức khỏe mọi người.
Tuy nước ta có nguồn tài nguyên nước dồi dào nhưng hiện nay do ý thức của con người chưa cao, các nhà máy, KCN thải ra môi trường nguồn nước chưa đạt chuẩn cũng là nguyên nhân khiến ô nhiễm môi trường trầm trọng. Không chỉ người dân thiếu nước cho mục đích sinh hoạt hay sản xuất mà quan trọng hơn nguồn nước dần bị nhiễm phèn trên phạm vi rộng.
Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng nguồn nước? Biện pháp nào xử lý nước cấp nhiễm phèn? Nước nhiễm phèn không chỉ là nỗi lo của vài người mà đó là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người. Dưới đây là một số thông tin giới thiệu về các phương pháp xử lý nước cấp nhiễm phèn, cùng công ty xử lý nước thải Hợp Nhất theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Sắt tồn tại trong nước dưới nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sắt hóa trị II và hợp chất của ion sắt.
Cách khử sắt hóa trị III (Fe(OH)3, FeCl3,…)
Cách khử các hợp chất của ion sắt
Một số phương pháp nhiễm phèn trong dân gian
Lọc nước nhiễm phèn bằng tro bếp
Lọc nước nhiễm phèn qua lớp bã thơm sấy khô
Cách khử sắt bằng phương pháp hóa học:
Nước cấp nhiễm phèn thường có tạp chất hữu cơ cao, hợp chất hữu cơ tạo thành lớp keo bảo vệ ion sắt cho nên muốn khử sắt phải dùng biện pháp oxy hóa mạnh mới có thể phá vỡ màng bảo vệ này.
Khi nước cấp lấy từ nguồn nước ngầm, hàm lượng sắt cao (có cả khí H2S) lại làm suy giảm nguồn oxy trong quá trình làm thoáng không đủ để oxy hóa hết lượng sắt trong nguồn nước.
Vôi là tác nhân làm tăng nồng độ pH, lúc này ion OH- tăng, Fe2+ thủy phân thành Fe(OH)2 và đồng thời Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống nên sắt II dễ dàng chuyển hóa thành sắt III. Sắt III keo tụ thành những bông cặn có kích thước lớn nên quá trình lắng dễ dàng hơn.
Vì nước thải có chứa các hợp chất ammonia kết hợp với Cl tự do tạo ra cloramin nhờ thế mà tốc độ oxy hóa giảm xuống.
Khi cho KMnO4 vào nước, cặn mangan IV rất nhanh phản ứng với sắt giúp quá trình khử sắt hiệu quả.
Cách khử sắt bằng phương pháp hóa lý:
Sử dụng hạt lọc xử lý nước thải nhiễm phèn (DS3)
DS3 là hạt lọc nước đa năng thường dùng để xử lý nước nhiễm phèn, nước giếng có tính năng nổi bật là loại bỏ sắt, mangan và các thành phần độc hại khác. Cho nên DS3 được nhiều người chuộng sử dụng nhằm bảo vệ nguồn nước và sức khỏe của con người trước tình hình nước cấp ngày càng nhiễm phèn.
Sử dụng lớp vật liệu lọc để xử lý nước cấp nhiễm phèn
Các lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại các ion kim loại, khử sắt II thành sắt III trong tầng lọc. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng phèn sắt để trao đổi ion
Khi nước nhiễm phèn đi qua lớp lọc trao đổi ion có chứa sắt II trao đổi và phản ứng H+ và Na+. Nhờ vậy Fe2+ được giữ lại trên lớp vật liệu lọc.
Cách khử sắt bằng phương pháp làm thoáng
Làm thoáng trên bề mặt lọc
Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên
Làm thoáng cưỡng bức
Sử dụng phương pháp oxy hóa
Các công trình oxy hóa trong giai đoạn này bao gồm giàn mưa, lắng tiếp xúc và lọc. trong đó, bể lọc với nước nhiễm mangan diễn ra chậm hơn nên lớp lọc cát thường có bề dày 1,2 – 1,5m. Cần tính toán chính xác cho chu kỳ tiếp theo bằng cách giữ lại lớp màng Mn(OH)4 bao quanh hạt cát. Nếu quá trình rửa sạch thì chu kỳ tiếp theo phải chờ khoảng thời gian 5 – 10 ngày để tái tạo lớp màng tiếp xúc tiếp theo.
Phương pháp này bao gồm 2 quy trình cơ bản dưới đây:
Xử lý có xúc tác
Xử lý không xúc tác
Sử dụng phương pháp sinh học
Đây là cách sử dụng lớp vật liệu lọc cấy thêm vi khuẩn để tăng khả năng hấp thu mangan. Khi chết, vi khuẩn hình thành trên lớp vật liệu lọc một lớp màng mangan oxit, chất này được xem là chất xúc tác mạnh hữu ích trong quá trình khử mangan.